Hậu quả Karla_Homolka

Lệnh cấm công bố

Viện chứng sự cần thiết để bảo vệ quyền lợi của Bernardo cho một cuộc tố tụng công bằng, một lệnh cấm công bố đã được áp dụng vào cuộc điều tra sơ bộ của Homolka[13].

Hoàng quyền đã đề xuất áp đặt lệnh cấm vào 5/3/1993 do ông Justice Francis Kovacx của Tòa án Ontario. Thông qua luật sư của mình, Homolka đã ủng hộ lệnh cấm này; nhưng luật sư của Bernardo cho rằng thân chủ của mình sẽ gặp phải những định kiến của dư luận, bởi trước đó Homolka đã được xây dựng hình tượng là một nạn nhân của Bernardo. Bốn hãng truyền thông và một tác giả khác cũng phản đối đề xuất này. Một vài luật sư đã tranh cãi rằng, các tin đồn còn có thể gây nguy hại tới phiên tòa tương lai hơn là việc cho phép công bố các bằng chứng trong vụ án[14].

Tuy nhiên, khả năng truy cập công khai trên Internet cũng như địa điểm gần với biên giới Canada-Hoa Kỳ đã vô hiệu hóa yêu cầu của tòa án, bởi lệnh cấm trên của Tòa án Ontario không thể được áp dụng ở New York, Michigan hay bất cứ nơi nào ngoài Ontario. Các ký giả người Mỹ đã trích dẫn Đạo luật Bổ túc Thứ Nhất trong các bài viết của mình và công bố lời khai của Homolka một cách chi tiết; sau đó chúng được chia sẻ rộng rãi trên Internet, chủ yếu là ở nhóm Usenet alt.fan.karla-homolka[15]. Các thông tin và tin đồn lan ra khắp nơi trên vô số các mạng điện tử, và bất kì người Canada nào cũng có thể truy cập chúng với chiếc máy tính và modem của mình. Không chỉ vậy, có những tin đồn còn vượt ra khỏi những chi tiết đã biết của vụ án.

Những đầu báo ở Buffalo, Detroit, Washington, New York và cả ở Anh Quốc, cùng với đài radio tại biên giới và các đài truyền hình, đã tường thuật lại những chi tiết được lấy từ nhiều nguồn khác nhau trong phiên tòa của Homolka. Series truyền hình A Current Affair đã lên sóng hai chương trình về tội ác này. Những người Canada đã in lậu các bản copy của báo The Buffalo Evening News tại khu vực biên giới, khiến cho cảnh sát Niagara phải bắt tất cả những người có trong tay nhiều hơn 1 bản copy, sau đó chúng bị tịch thu. Những bản sao chép của các đầu báo khác, trong đó có The New York Times, sẽ bị từ chối thông qua biên giới hoặc không được các nhà phân phối tại Ontario chấp nhận[14]. Gordon Domm, một viên cảnh sát nghỉ hưu đã thách thức lệnh cấm công bố này bằng cách lan truyền những thông tin từ truyền thông nước ngoài, đã bị buộc tội và kết án vì tội danh làm trái lệnh tòa án hợp pháp.

Tranh cãi về cuộc thỏa thuận điều đình

Jamie Cameron, Giáo sư Luật của trường Đại học Luật Osgoode, nhận định rằng "trong khoảng thời gian diễn ra phiên tòa của Homolka, ba tính chất trong vụ án trên đã dấy lên mối lo ngại của công chúng. Vai trò tương ứng của Homolka và Bernardo trong sự việc không được biết đến rõ ràng. Vào mùa xuân 1993, sự phụ thuộc vào bằng chứng của Homolka trong việc Hoàng quyền mở một cuộc tố tụng chống lại Bernardo đã trở nên quá rõ ràng. Nói đơn giản thì, để việc buộc tội anh ta có thể trở nên chắc chắn nhất, câu chuyện của cô ta phải được mọi người tin tưởng. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào rõ ràng cho việc cô có được tha bổng không; bởi bằng cách tự miêu tả bản thân trở thành một nạn nhân của những hành vi kiểm soát của anh ta, trách nhiệm của cô đối với việc gây ra tội ác có thể được giảm nhẹ và sự đáng tin cậy của cô trong vai trò của một nhân chứng được bảo tồn.[16]"

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Karla_Homolka http://cnews.canoe.ca/CNEWS/Canada/2007/02/08/3558... http://cnews.canoe.ca/CNEWS/Canada/2012/06/21/1990... http://web02.nm.cbc.ca/canada/story/2005/12/07/hom... http://www.cbc.ca/arts/story/2005/07/25/homolkafil... http://www.cbc.ca/canada/story/2004/12/16/homolka-... http://www.cbc.ca/news/canada/homolka-at-low-risk-... http://www.cbc.ca/news/canada/homolka-loses-bid-to... http://www.cbc.ca/news/canada/i-think-it-s-time-i-... http://www.cbc.ca/news/canada/karla-leaves-unanswe... http://www.cbc.ca/news/canada/key-events-in-the-be...